Bảo mật email là gì?
Các loại mối đe dọa email
Các tổ chức đang phải đối mặt với nhiều loại mối đe dọa email phức tạp, từ chiếm quyền sử dụng tài khoản và xâm phạm email doanh nghiệp cho tới tấn công lừa đảo và lừa đảo bằng cách gọi điện. Nói chung, mối đe dọa email được chia thành các loại nhóm sau:
-
Trích rút dữ liệu
Trích rút dữ liệu là hoạt động truyền dữ liệu trái phép khỏi tổ chức bằng cách thủ công hoặc thông qua chương trình độc hại. Các cổng kết nối email sẽ giúp đảm bảo doanh nghiệp tránh được tình trạng gửi dữ liệu nhạy cảm mà không cần ủy quyền, việc mà có thể gây ra vụ vi phạm dữ liệu đắt giá.
-
Phần mềm xấu
Phần mềm xấu là tên viết tắt của phần mềm gây hại và mục đích chủ yếu của loại mối đe dọa này là gây tổn hại hoặc làm gián đoạn cho các máy tính và hệ thống máy tính. Các loại phần mềm xấu phổ biến bao gồm vi-rút, sâu, mã độc tống tiền và phần mềm gián điệp.
-
Thư rác
Thư rác là một loại thư không mong muốn được gửi hàng loạt và không có sự chấp thuận của người nhận. Doanh nghiệp sử dụng hình thức gửi thư rác vì các mục đích về thương mại. Kẻ lừa đảo sử dụng thư rác để phát tán phần mềm xấu, lừa người nhận tiết lộ thông tin nhạy cảm hoặc tống tiền.
-
Mạo danh
Mạo danh xảy ra khi tội phạm mạng giả làm một người/tổ chức đáng tin cậy để cố lấy được tiền hoặc dữ liệu qua email. Xâm phạm email doanh nghiệp chính là một ví dụ mà kẻ lừa đảo mạo danh một nhân viên để đánh cắp tiền từ công ty hoặc khách hàng và đối tác của công ty.
-
Lừa đảo qua mạng
Lừa đảo qua mạng là biện pháp giả làm người/tổ chức đáng tin cậy để lừa nạn nhân tiết lộ thông tin giá trị, như thông tin xác thực đăng nhập và các loại dữ liệu nhạy cảm khác. Các loại lừa đảo qua mạng khác nhau bao gồm tấn công lừa đảo, lừa đảo bằng cách gọi điện và kỹ thuật giăng lưới.
Tìm hiểu thêm về bảo mật email
Bảo vệ trước mối đe dọa
Khám phá cách bảo vệ cả tổ chức chống lại các cuộc tấn công hiện đại.
Bảo vệ email
Phòng vệ trước các mối đe dọa nâng cao như các cuộc tấn công xâm phạm email doanh nghiệp và lừa đảo qua mạng.
Zero Trust
Áp dụng phương pháp tiếp cận chủ động cho an ninh mạng qua khuôn khổ Zero Trust để được bảo vệ toàn diện.
Câu hỏi thường gặp
Ai sử dụng email cũng cần tới bảo mật email. Các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp sử dụng email đều là mục tiêu tiềm năng của các cuộc tấn công qua mạng. Khi không triển khai kế hoạch và hệ thống bảo mật email, người dùng email sẽ dễ bị những mối đe dọa như trích rút dữ liệu, phần mềm xấu, lừa đảo qua mạng và thư rác tấn công.
Các cuộc tấn công email khiến các công ty phải tiêu tốn hàng tỷ đô la mỗi năm. Những mối đe dọa email nghiêm trọng nhất bao gồm trích rút dữ liệu, mạo danh, phần mềm xấu, lừa đảo qua mạng và thư rác vì chúng gây tác động đáng kể tới tổ chức dựa trên phạm vi và mức độ nghiêm trọng của mình.
Khi email được gửi đi, email sẽ đi qua một chuỗi các máy chủ trước khi đến được đích của mình. Máy chủ là hệ thống máy tính chứa phần mềm máy chủ thư và các giao thức cho phép máy tính kết nối với mạng và duyệt internet.
Các doanh nghiệp cần có máy chủ email bảo mật vì các mối đe dọa dựa trên email vẫn luôn phát triển. Dưới đây là một số cách để củng cố bảo mật cho máy chủ email của bạn:
- Đặt cấu hình giao thức Thư được Xác định bởi Khóa Tên miền (DKIM), giao thức này cho phép người nhận xác minh việc chủ sở hữu miền được ủy quyền có gửi email hay không.
- Đặt tùy chọn chuyển tiếp thư để không dùng chuyển tiếp mở, dạng chuyển tiếp vốn tạo điều kiện để thư rác và các mối đe dọa khác truy nhập. Đặt cấu hình chuyển tiếp thư để chỉ cho phép người dùng gửi tới một số địa chỉ và miền nhất định.
- Đặt Khung chính sách người gửi (SPF) để xác định địa chỉ IP có thể gửi email từ miền của bạn.
- Sử dụng Danh sách Hệ thống Tên Miền bị chặn (Danh sách DNSBL bị chặn hoặc danh sách DNS bị chặn) để chặn email và miền độc hại.
- Triển khai giao thức Xác thực, Báo cáo và Tương hợp Thư dựa trên Miền (DMARC) để giám sát miền của bạn.
Mã hóa email là quy trình bảo vệ dữ liệu nhạy cảm trong email bằng cách chuyển đổi dữ liệu đó từ văn bản thuần dễ đọc thành văn bản được trộn với các mật mã và chỉ những người nhận có khóa mới đọc được.
Dưới đây là 5 câu hỏi để giúp bạn kiểm tra tính bảo mật cho email:
1. Bạn có sử dụng mật khẩu email mạnh kết hợp các chữ cái viết hoa và viết thường, số và ký tự đặc biệt không?
2. Bạn có sử dụng tính năng mã hóa để gửi thông tin nhạy cảm không?
3. Bạn đã bật xác thực 2 bước, tính năng yêu cầu bạn phải nhập 2 yếu tố xác thực riêng (một mật khẩu và một mã được tạo trên thiết bị di động) chưa?
4. Bạn đã cài đặt phần mềm chống vi-rút cho các thiết bị của mình chưa?
5. Bạn có tạm dừng, rồi quét các tệp đính kèm và liên kết trước khi mở hoặc bấm vào chúng không?